OsimiSoft mời bạn đọc cùng tìm hiểu Whitelist là gì? Tại sao dự án IDO thường làm Whitelist qua bài viết này nhé
Khi tham gia vào các dự án IDO, người dùng phải thông qua bước xác thực danh tính (KYC – Know Your Client). Đây được xem là cơ chế vận hành của Whitelist trong coin
Ngoài ra, Whitelist còn đóng vai trò thiết yếu trong các cuộc chiến chống tin tặc hoặc tấn công ransomware.
Whitelist (tạm dịch: danh sách trắng) là một chiến lược tối ưu hóa quy trình bảo mật an ninh mạng.
Với chiến lược này, chỉ có người dùng đã được cấp phép mới có quyền truy cập vào các chương trình.
IP hoặc địa chỉ Email. Nghĩa là họ đã nằm trong Whitelist. Ngược lại, người nằm ngoài “danh sách’’ sẽ bị từ chối truy cập.
Khác với Blacklist, Whitelist thiết lập quyền kiểm soát của quản trị viên mạng dựa trên thông tin cụ thể của người dùng. Whitelist có khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu của quản trị viên. Đặc biệt, Whitelist được ứng dụng cho mọi thứ, từ Email, địa chỉ IP hoặc gaming servers.
Trong thế giới Blockchain và tiền mã hóa, Whitelist mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau với dự án IDO thường thiết lập Whitelist cho các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia vào việc phát hành đồng coin của họ. Vì vậy, bất kỳ nhà đầu tư nào muốn tham gia IDO phải cung cấp thông tin cá nhân trước khi được đưa vào Whitelist. Hoạt động này thường được thực hiện thông qua thủ tục KYC.
Đối với địa chỉ rút tiền, Whitelist là đại diện cho các danh sách chứa địa chỉ tiền mã hóa đáng tin cậy. Những địa chỉ có trong Whitelist mới có thể rút tiền từ exchange accounts (tài khoản trao đổi). Đây được xem là một giải pháp hiệu quả để người dùng bảo vệ tài sản của mình trước tin tặc.Phương thức hoạt động của Whitelist
Whitelist hoạt động dựa trên những chính sách nghiêm ngặt và được quản lý bởi các quản trị viên Công nghệ thông tin (CNTT). Khi quyền truy cập được thiết lập, Whitelist sẽ tự động ngăn chặn các thành phần không được cấp phép theo mặc định.
Các quản trị viên sẽ biên soạn một danh sách bao gồm: nguồn, đích hoặc các ứng dụng được cấp quyền mà người dùng muốn truy cập. Tiếp đó, danh sách này sẽ được áp dụng cho: thiết bị mạng, phần mềm máy tính hoặc máy chủ.
Điểm hạn chế duy nhất của Whitelist là đòi hỏi các quản trị viên phải dành nhiều thời gian thiết lập các danh sách được cấp phép.
Dù vậy, các quản trị viên vẫn không thể đáp ứng được tất cả những đề xuất trong Whitelist hoàn chỉnh.
Như vậy mình đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về Whitelist trong Coin là gì? Tại sao dự án IDO thường làm Whitelist?. Đừng quên theo dõi OsimiSoft để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường tiền điện tử nhé.
>> Xem thêm: MARGIN TRADING LÀ GÌ?