Osimi mời bạn đọc tìm hiểu đồng Stablecoin là gì? Ưu nhược điểm, có những loại stable coin nào? Xu hướng của Stablecoin năm 2021 qua bài viết này nhé.
StableCoin là gì?
Stablecoin (đồng tiền ổn định) là một đồng tiền kỹ thuật số phát triển trên nền tảng Blockchain và có giá trị ổn định, giá của Stable coin được neo vào một tài sản ổn định khác như vàng hay tiền pháp định (USD, EUR, VNĐ). Đồng tiền này phải có tính chất toàn cầu, ít biến động và phi tập trung, tức là không bị bất cứ ngân hàng trung ương, tổ chức nào kiểm soát.
Tether (USDT) là đồng Stablecoin phổ biến nhất hiện nay, hầu hết các sàn giao dịch đều sử dụng USDT như một thị trường giao dịch, tính về vốn hóa thị trường thì Tether đang xếp hạng 9 trên CoinMarketCap. Nhưng chính Tether cũng đã gây ra nhiều tranh cãi về việc nó có phải là một Stablecoin tốt nhất hay không, khi tổng cung của đồng tiền này liên tục tăng vào những tháng gần đây và nhiều người cho rằng sự sụt giảm của thị trường thời gian gần một phần lớn là do Tether.
Một số đặc tính cần có của một đồng Stablecoin:
- Giá cả ổn định
- Khả năng mở rộng
- Tính bảo mật cao
- Phi tập trung
- Được bảo trợ và kiểm tra nghiêm ngặt
Hiện tại, trên thị trường tiền điện tử chưa có đồng tiền nào đáp ứng được các tiêu trí trên, nhưng có khá nhiều dự án đang phát triển để hướng đến đạt được những đặc tính này.
Có những loại Stable coin nào?
Hiện tại trên thị trường có 3 loại Stable coin như sau:
Stablecoin – tài sản nợ
Có nghĩa là phát hành tài sản nợ do một bên thứ ba trung gian uy tín đứng ra bảo lãnh, bên trung gian này sẽ đảm bảo quy đổi 1 đồng Stablecoin sang 1 tài sản khác theo tỷ lệ cố định. Ví dụ như Tether được công ty Tether Limited bảo đảm đổi sang USD theo tỷ lệ 1:1.
Một số đồng Stablecoin điển hình như: Tether, TrueUSD, Stably, Arccy
Stablecoin – tài sản thế chấp
Có nghĩa là thế chấp bằng một đồng tiền điện tử khác trên Blockchain. Ví dụ đồng bit.USD của Bitshare – sàn giao dịch phi tập trung, bit.USD được tạo ra bằng cách có 1 lượng đồng BTS tương ứng bị khóa lại (thế chấp).
Một số đồng Stablecoin điển hình như: BitShares, Maker, Havven, Sweetbridge, Augmint
Stablecoin – không được thế chấp
Có nghĩa là đồng tiền có chơ chế điều tiết cung cầu, cơ chế hoạt động là khi giá giảm nó sẽ giảm lượng cung để giá tăng lên, ngược lại khi giá tăng thì nó giảm lượng cung để giá giảm xuống.
Một số đồng Stablecoin điển hình như: Basecoin, Carbon, Fragments, Kowala
Ưu và nhược điểm của các đồng Stablecoin?
Ưu điểm:
- Tính ổn định về giá khi giao dịch
- Hỗ trợ các nhà đầu tư và trader “tránh bão” khi thị trường giảm giá mà không cần phải đổi sang tiền Fiat (USD, VNĐ,..)
Nhược điểm:
- Thao túng nguồn cung Stable coin và thao túng thị trường tiền điện tử như Tether
- Người dùng có nguy cơ không được hỗ trợ bởi bất cứ tài sản nào
- Có xu hướng tập trung hơn là phi tập trung
Xu hướng của Stablecoin 2020
Trước khi nhắc đến xu hướng Stablecoin trong 2020, chúng ta cùng nhắc lại một chút về sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái Stablecoin từ những năm 2013 cho đến nay.
Stablecoin thật sự bùng nổ vào năm 2018 với hơn 36 dự án Stablecoin liên tiếp được tung ra thị trường chiếm hơn 54% tổng số Stablecoin hiện tại.
Dự đoán năm 2020 vẫn sẽ là một năm phát triển mạnh của Stablecoin với sự tham gia từ những ông lớn như JPM Coin của ngân hàng J.P.Morgan hay Libra của Facebook.
Trên đây là những thông tin về đồng Stablecoin mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Nói chung thì những đồng Stable coin như USDT vẫn là đồng coin rất cần thiết trong thị trường tiền điện tử, với giá trị ổn định sẽ giúp nhà đầu tư không phụ thuộc vào pháp định và quy đổi sang BTC, ETH, XRP,..nhanh chóng và ngược lại bất cứ lúc nào.
Công ty cổ phần công nghệ Osimi cung cấp dịch vụ giải pháp ứng dụng công nghệ Blockchain, thiết kế sàn giao dịch tiền ảo giống Binance | Làm sàn giao dịch giống Bitmex, Santienao, Web mua bán Bitcoin giống Remitano,… hoặc một sàn giao dịch mới theo yêu cầu của khách hàng đảm bảo uy tín và bảo mật.
Xem thêm: Ví Exodus là gì? Hướng dẫn cài đặt, bảo mật ví Exodus