OsimiSoft mời bạn đọc cùng tìm hiểu Launchpad trong crypto là gì? Cách thức hoạt động và vai trò của Launchpad. Top 5 nền tảng Launchpad phổ biến nhất hiện nay.
Thị trường Crypto có nhiều cách kiếm gấp nhiều lần số tiền bạn đã đầu tư chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày, bạn có dám tham gia không? Giải pháp mà OsimiSoft muốn đề cập đến là Launchpad. Trên thực tế, Launchpad trong crypto hoàn toàn có thể mang lại nguồn lợi nhuận như vậy nếu bạn có chiến lược đầu tư thông minh. Vậy Launchpad trong crypto là gì? Có những Launchpad trong crypto nào phổ biến? Hãy cùng OsimiSoft tìm hiểu qua bài viết này nhé
Launchpad trong crypto là một nền tảng bệ phóng hỗ trợ các dự án phát hành token và cho phép các nhà đầu tư mua các dự án tiền mã hóa mới trước khi token được bán công khai.
Thông thường, nền tảng này sẽ được vận hành bởi một sàn giao dịch tiền mã hóa hoặc một nền tảng riêng tùy vào tầm nhìn của các dự án khác nhau.
Để hiểu rõ cách thức hoạt động của Launchpad trong crypto, bạn cần hiểu cách các dự án mới huy động vốn cho họ bằng cách nào.
Nhờ đó, các nhà đầu tư ban đầu – những người tham gia dự án sớm nhất và được mua token với giá rẻ sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận hơn và đây chính là phương thức vận hành của Launchpad trong crypto.
Trước đây, các dự án mới thường bán token trực tiếp qua trang web của họ. Sau đó, token sẽ được phân phối đến các nhà đầu tư với mức giá cụ thể. Quy trình được gọi là đợt chào bán token ban đầu ICO (ICO – Initial Currency Offering) hoặc IDO
Tuy nhiên, kể từ khi 99% dự án ICO bị phát hiện là gian lận và thị trường tiền mã hóa sụp đổ, các nhà đầu tư hầu như không còn tin cậy vào các dự án này nữa.
Trong khi đó, nền tảng Launchpad trong crypto lại mang đến tính minh bạch lớn hơn vì trước khi được chào bán, token luôn thông qua kiểm định và niêm yết giao dịch bởi các sàn hỗ trợ Launchpad và được Audit bởi các công ty uy tín.
Vì vậy, các nhà đầu tư cũng phần nào củng cố được niềm tin. Hiện nay, Launchpad trong crypto được xem là các dự án uy tín, chất lượng và mang lại hiệu quả đầu tư tư cao.
Như đã biết, quá trình phát hành token của một dự án mới tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Đặc biệt, việc tiếp cận các nhà đầu tư để huy động vốn lại còn khó khăn gấp bội.
Với các dự án Launchpad, nhà phát triển hoàn toàn khắc phục được thực trạng này. Dự án cho phép các token mới tiếp cận được với hàng nghìn nhà đầu tư tiềm năng.
Đây là những người sẵn sàng tham gia dự án mới nhằm được hưởng lợi nhuận “khủng” khi token được bán công khai. Vì vậy, thông qua các dự án Launchpad, nhiều đợt bán token chỉ kéo dài chưa đầy 10 giây.
Đứng ở vị trí đầu tiên là “thủ lĩnh” sàn giao dịch tiền mã hóa Binance. Sàn giao dịch này sở hữu số lượng và khối lượng người dùng lớn nhất hiện nay.
Bên cạnh đó, Binance còn là một trong những “ngọn đuốc” tiên phong trong dự án IEO (Initial Exchange Offering).
Sự ra đời của Binance Launchpad dựa trên tinh thần hỗ trợ các dự án tiền mã hóa mới huy động vốn.
Một số dự án gây quỹ thành công trên Binance Launchpad bao gồm: Perlin (PERL), Kava Labs (KAVA), Axie Infinity (AXS), Polygon (MATIC), WazirX (WRX) STEPN,…
Ưu điểm:
Hạn chế:
Binance liên kết quá chặt chẽ với nhiều nền tảng Launchpad. Điều này khiến cho danh mục đầu tư kém đa dạng và mới mẻ.
Spotlight của Kucoin được xem là phiên bản Binance Launchpad thứ 2.
Nền tảng này cho phép người dùng trở thành nhà đầu tư đầu tiên tham gia vào các dự án trước khi chúng được niêm yết trên sàn giao dịch.
Một số dự án đáng chú ý bắt nguồn từ Spotlight của Kucoin bao gồm: Chromia (CHR), Trias (TRY), Bitbns (BNS), Coti (COTI).
Mặc dù các dự án Spotlight không bùng nổ như Binance Launchpad, nhưng các nhà đầu tư vẫn thu được nhiều lợi nhuận khi tham gia.
Ưu điểm:
Hạn chế:
Trên thực tế, các dự án Spotlight Kucoin đều hoạt động kém hiệu quả.
Được biết, MakerDAO là một ứng dụng cung cấp quyền cho vay và được vay phổ biến.
Ứng dụng này vận hành trên hệ sinh thái Ethereum Blockchain. Năm 2019 đánh dấu sự ra đời của nền tảng Maker DAO Pad (Launchpad của MakerDAO).
Tương tự những nền tảng Launchpad khác, Maker DAO Pad cho phép các dự án mới bán token ERC-20 cho các nhà đầu tư.
Tính đến nay, Maker DAO Pad đã giúp các dự án mới huy động được 40 triệu USD.
Một trong những cái tên đáng chú ý bắt nguồn từ Maker DAO Pad là: My Neighbor Alice (ALICE), Orion Protocol (ORION), Elrond Network,…
Ưu điểm:
Hạn chế:
Để bán token mới, người dùng cần phải khóa tối đa 500 đồng DAO (tương đương 1100 bảng Anh). Khi tham gia Maker DAO Pad, người dùng phải có kiến thức chuyên môn về mạng và ví Ethereum.
PolkaStarter được xem là một “điểm nóng” trên thị trường tiền mã hóa năm 2022.
Dự án này là “gà chiến” của hệ sinh thái Polkadot – sàn giao dịch phi tập trung (DeX) phổ biến nhất hiện nay.
Polkadot được phát triển nhằm phục vụ các nhóm token Cross-chain và Parachain Auction (đấu giá tiền mã hóa).
Kế thừa hệ sinh thái “mẹ”, PolkaStarter đã trở thành một nền tảng Launchpad gây quỹ cho các dự án mới theo hướng phi tập trung.
Ưu điểm:
Hạn chế:
Nền tảng PolkaStarter đòi hỏi nhà đầu tư cần có kiến thức về tài chính phi tập trung (DeFi). Để tham gia vào dự án, người dùng phải bỏ ra 3.000 POL (tương đương với 3000 bảng Anh).
Vị trí tiếp theo thuộc về nền tảng PancakeSwap IFO đến từ “nhà” PancakeSwap IFO. PancakeSwap là một nền tảng trao đổi phi tập trung (DeFi), được vận hành trên Binance Smart Chain (BSC). Nền tảng PancakeSwap IFO ra đời nhằm tạo ra nền tảng giúp các nhóm khởi nghiệp trên BSC huy động vốn cho các dự án của họ. Một số dự án đã hoàn tất bán token trên IFO của PancakeSwap là: Horizon Protocol (HZN) và Helmet Insure (HELMET).
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tham gia IFO trên sàn PancakeSwap
Ưu điểm:
Hạn chế:
Như vậy OsimiSoft đã giới thiệu với các bạn về Launchpad trong crypto là gì? Top 5 nền tảng Launchpad trong crypto phổ biến nhất hiện nay. Tương tự như đầu tư vào bất kỳ loại tiền mã hóa nào khác, tham gia các nền tảng Launchpad cũng gặp phải một số rủi ro nhất định. Tuy nhiên, nếu tự tin với kiến thức, tư duy và tầm nhìn của mình, bạn có thể cân nhắc đầu tư các nền tảng Launchpad
>> Có thể bạn quan tâm: Các thuật ngữ cơ bản trong Blockchain và Crypto