Bài viết này Osimisoft mời bạn cùng tìm hiểu Cục dự trữ liên bang Hoa kì – FED là gì? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào tới các thị trường?
FED (Federal Reserve System hay Cục Dự trữ Liên bang) là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ và được cho là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới.
Tổ chức được thành lập để cung cấp cho đất nước một hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định.
FED được đặc quyền kiểm soát việc sản xuất và phân phối tiền và tín dụng cho quốc gia.
Cùng với đó FED cũng chịu trách nhiệm hoạch định chính sách tiền tệ và điều tiết các ngân hàng thành viên.
Chủ tịch đương nhiệm của FED là ông Jerome Powell.
Mục tiêu các chính sách của FED có mục tiêu chính là tạo ra nền kinh tế có giá cả ổn định (tỷ lệ lạm phát nằm trong mức cho phép) và chỉ số việc làm ở mức tối đa.
Các nhiệm vụ của FED có thể được phân loại thêm thành bốn lĩnh vực chung:
Mọi hoạt động của FED đều được chú ý ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Lý do cho việc này là đồng USD là đồng tiền chủ chốt trong hoạt động thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, USD cũng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế.
Vì thế nên các mặt hàng quan trọng như vàng, dầu đều được định giá theo USD.
Trong khi đó, FED là tổ chức duy nhất có thể quyết định sự tăng giảm lãi suất của USD. Từ ấy FED có thể xác lập giá trị USD qua hoạt động mua bán USD và ngoại tệ khác.
Việc này tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Trong các hành động của FED thì đáng chú ý nhất vẫn là quyết định về lãi suất. Vậy nó là gì?
Lãi suất FED là gì?
Lãi suất Fed (Federal Funds Rate – FFR) được quyết định bởi Ủy ban Thị Trường mở liên Bang (Federal Open Market Committee – FOMC), cơ quan trực thuộc FED.
Đây là mức lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay trong một ngày hoặc qua đêm.
Theo quy định, mỗi ngân hàng thương mại đều phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại tài khoản của Ngân hàng Trung ương.
Ngân hàng nào đang có tỷ lệ dự trữ nằm dưới yêu cầu dự trữ bắt buộc của FED thì phải vay thêm tiền để bổ sung.
Trong khi đó khi tỷ lệ vượt mức bắt buộc, các ngân hàng có thể mang cho ngân hàng khác vay.
Bên cạnh đó, lãi suất FED cũng là một công cụ được sử dụng để kiểm soát mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
Đồng thời nó cũng tác động rất nhiều đến các chi phí tài chính khác, bao gồm:
Vì thế mà bất kỳ sự thay đổi lãi suất FED nào đều có thể gây ra những biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt đó là đồng USD.
>> Xem thêm: Người đứng sau vụ sụp đổ của Terra
Do đó mục tiêu chính khi FED sử dụng công cụ này là để kiểm soát lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp và đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định.
Hội đồng FOMC thường họp và quyết định lãi suất FED 8 lần một năm.
Vậy quyết định về lãi suất của FED ảnh hưởng như thế nào đến thị trường truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu… và mảng crypto.
Thị trường cổ phiếu, trái phiếu
Nhìn chung, việc FED tăng lãi suất kết hợp với siết thanh khoản cũng đồng nghĩa với việc chi phí đi vay sẽ lớn hơn.
Nếu lúc đấy nền kinh tế chưa thực sự khởi sắc thì đây sẽ là điều tiêu cực đối với các doanh nghiệp.
Khi đó họ sẽ phải vay với chi phí lớn hơn, qua đó lợi nhuận sẽ giảm xuống. Điều này sẽ khiến một số công ty lâm vào tình trạng khó khăn tài chính.
Lúc đấy thị trường cổ phiếu và khả năng cả trái phiếu khi đó sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực theo.
Tuy nhiên ngược lại nếu FED giảm lãi suất thì lượng tiền cung cấp ra thị trường sẽ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí đi vay sẽ giảm xuống.
Việc này sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đặc biệt đối với doanh nghiệp họ sẽ có cơ hội vay vốn với chi phí rẻ. Từ đó họ có khả năng phát triển nhanh hơn với mức lợi nhuận lớn hơn.
Đi kèm với đó tuy không tác động trực tiếp nhưng chi phí vay tiêu dùng cũng sẽ giảm theo. Việc này góp phần kích cầu tiêu dùng trong xã hội.
Ngoài ra việc bơm tiền vào nền kinh tế sẽ khiến nhiều người có thêm tiền mặt hơn. Từ đó lượng tiền mặt nhàn rỗi sẽ được sinh ra và tài sản nhiều nhà đầu tư chọn đổ tiền vào sẽ là cổ phiếu và trái phiếu.
Những điều trên chung quy sẽ là điều tích cực cho các thị trường này.
Thị trường crypto
Dạo gần đây mức độ tương quan giữa crypto và thị trường chứng khoán Mỹ đang ngày càng gia tăng.
Điều này đồng nghĩa với việc phản ứng của crypto đối với quyết định của FED sẽ gần tương tự với thị trường cổ phiếu.
Cụ thể khi FED giảm lãi suất qua đó bơm tiền ra nền kinh tế, crypto có thể sẽ là tài sản hấp dẫn hút tiền của nhà đầu tư.
Điều ngược lại cũng có thể xảy ra với thị trường này.
Tuy nhiên đã có những ý kiến phân tích cho rằng tác động việc nâng mức lãi suất đối với BTC chỉ là ngắn hạn, thậm chí còn có lợi cho BTC.
Lý do cho việc này có thể là do BTC có nguồn cung hữu hạn cũng như việc tài sản này càng được chấp nhận rộng rãi.
Bạn hãy nhìn từ đầu năm đến nay những quyết định về lãi suất của FED đã gây ảnh hưởng như thế nào đến giá BTC.
Cụ thể vào ngày 26/1, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 0.15%. Tin tức này ban đầu khiến BTC tăng nhẹ trong 30p đầu tiên.
Tuy nhiên sau đó giá BTC đã giảm mạnh từ mốc trên 38,000 USD về mốc 35,850 USD.
Trong vài ngày sau đó thì giá BTC đã tăng trở lại mốc 41,500 USD.
Tiếp theo vào ngày 16/3 FED đã tăng lãi suất từ 0.15% lên 0.4%. Do thị trường có vẻ đã dự đoán trước được điều này nên trong những phút đầu giá BTC đã giảm nhưng đã tăng trong những ngày sau đó.
Còn lần gần nhất vào ngày 4/5, FED đã nâng mức lãi suất lên 0.9%, mức tăng có thể nói là mạnh hơn dự đoán nhiều người.
Đấy có thể là một phần lý do khiến giá BTC tăng trong thời gian đầu nhưng đã giảm mạnh trong những ngày sau đó.
Từ những dữ liệu trên bạn có thể thấy phản ứng trái chiều của giá BTC với quyết định về lãi suất của FED.
Điều này cho thấy để dự đoán xu hướng giá BTC thì ngoài lãi suất FED thì nhà đầu tư còn phải xem xét các yếu tố khác.
OsimiSoft đã cung cấp cho bạn thông tin về FED và những quyết định của tổ chức này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường crypto. Mình mong sau bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để trang bị cho hành trình đầu tư crypto. Bạn hãy cùng tìm hiểu và đánh giá dự án để có những quyết định đầu tư sáng suốt nhất. Chúc bạn may mắn!!!
>> Xem thêm: 8 cách tối đa lợi nhuận khi thị trường crypto Downtrend