Tìm hiểu chứng chỉ tiền gửi là gì? Phân biệt chứng chỉ tiền gửi với sổ tiết kiệm, các loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến và Quy định về chứng chỉ tiền gửi là gì nhé.
Chứng chỉ tiền gửi là giấy tờ có giá trị tương tự sổ tiết kiệm. Ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi với mục đích huy động vốn từ các tổ chức cá nhân. Có nhiều loại chứng chỉ tiền gửi khác nhau và cá nhân, tổ chức muốn mua chứng chỉ tiền gửi phải đáp ứng các quy định theo pháp luật.
Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ do ngân hàng phát hành, có giá tương tự như sổ tiết kiệm, dùng để chứng nhận quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
Theo Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định: Chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua trong thời hạn nhất định, có điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Hiểu một cách đơn giản, đây là loại văn bản được ngân hàng cấp cho người gửi tiền vào. Ở một số nước như Anh, Mỹ thì loại giấy tờ này được xem là một loại trái phiếu, có thể trao đổi, chuyển nhượng, mua bán.
Đến năm 2022, có khá nhiều ngân hàng đang phát hành chứng chỉ tiền gửi như: Techcombank, SCB, Bản Việt, Sacombank…
>> Xem thêm: Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không?
Chứng chỉ tiền gửi: Thông thường có lãi suất cao hơn, ổn định hơn (có thể lên đến 9, 10%/năm), tuy nhiên kỳ hạn dài hơn (tùy theo ngân hàng và từng đợt phát hành) Tính thanh khoản kém hơn: Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn (ít nhất khách hàng phải chờ hết nửa kỳ hạn trở đi). Chứng chỉ tiền gửi có thể bán, chuyển nhượng hoặc cầm cố.
Số tiền đầu tư ban đầu vào chứng chỉ tiền gửi thường khá lớn, có thể từ 100 triệu trở lên và là bội số của 100 triệu.
Tiền gửi tiết kiệm: Lãi suất thấp hơn chứng chỉ tiền gửi, tuy nhiên, khách hàng có thể chọn gửi theo các kỳ hạn linh hoạt như: 1 tháng, 2 tháng, 12 tháng, 24 tháng… HÌnh thức gửi này có tính thanh khoản cao bởi khách hàng có thể rút tiền trước kỳ hạn (phải chịu lãi suất rất thấp).
Sổ tiết kiệm thì không thể chuyển nhượng mà chỉ có thể cầm cố tại chính ngân hàng phát hành để vay lại khoản tiền mình đã gửi. Số tiền tối thiểu để gửi tiết kiệm khá linh hoạt, chỉ từ 1 triệu.
Theo Thông tư 01/2021/TT-NHNN, tại khoản 3 Điều 11, nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm:
Hiện nay, có 3 loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến là:
Điều kiện để các tổ chức, cá nhân được mua chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng là:
Hãy nghiên cứu kỹ quy định của từng loại chứng chỉ tiền gửi
Như vậy, để đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi, bạn cần phải nghiên cứu kỹ quy định của ngân hàng và các loại chứng chỉ đang phát hành, loại nào phù hợp để đầu tư dài hạn, loại nào phù hợp cho ngắn hạn.
Lời khuyên của chuyên gia tài chính là: Không nên bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ, hãy chia số tiền bạn muốn đầu tư theo nhiều phần khác nhau để đầu tư vào các hình thức, kỳ hạn khác nhau nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.
Hy vọng với những kiến thức được OsimiSoft chia sẻ, bạn có thể tự xác định hình thức đầu tư tốt nhất cho mình. Đừng quên truy cập Osimisoft mỗi ngày để biết thêm các kiến thức đầu tư tài chính hữu ích nhé. Chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm: Học hỏi kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu của Adam Khoo