Chứng chỉ quỹ là gì? Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không?

Cùng tìm hiểu chứng chỉ quỹ là gì? Đặc điểm, lợi thế khi đầu tư chứng chỉ quỹ? Phân biệt chứng chỉ quỹ với cổ – trái phiếu, có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không?

Với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, chứng chỉ quỹ cũng ngày càng trở nên phổ biến với các nhà đầu tư nhằm giúp họ đa dạng hóa danh mục đầu tư. Vậy chứng chỉ quỹ là gì? Chứng chỉ quỹ mở có ưu thế gì so với các loại hình đầu tư phổ thông khác như cổ phiếu hay trái phiếu? Hãy cùng Osimisoft tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Exchange Traded Fund (ETF) – Chứng chỉ quỹ là gì? 

Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019, chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng của nhà đầu tư. Quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư với mục đích đầu tư kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư khi góp vốn vào quỹ đại chúng thì phải mua chứng chỉ quỹ nhằm xác nhận sự góp vốn của mình và quỹ chung đó. Quỹ đầu tư được tổ chức dưới hai dạng là quỹ mở và quỹ đóng. Khoản 39 và 40 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 quy định.

  • Quỹ mở là loại quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của các nhà đầu tư.
  • Quỹ đóng là loại quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Có thể hiểu Quỹ đóng là quỹ được phát hành chỉ duy nhất một lần, thông qua quá trình huy động vốn cho quỹ và quỹ đóng sẽ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư trên thị trường có nhu cầu bán lại. Thay vào đó, các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

>> Có thể bạn quan tâm: 3 cách đầu tư tiền ảo cho người không thích rủi ro

Chứng chỉ quỹ là gì? Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không -1

Những nhà đầu tư không mua được chứng chỉ quỹ ở lần phát hành tập trung hoặc muốn rút lại vốn sẽ giao dịch tại thị trường chứng khoán thứ cấp.

Trong khi đó, Quỹ mở không bị hạn chế bởi thời gian hoạt động. Quỹ mở được phép phát hành liên tục các cổ phần mới nhằm tăng vốn, đồng thời sẵn sàng mua lại các chứng chỉ quỹ đã được phát hành từ nhà đầu tư theo định kỳ (do Điều lệ của quỹ quy định) căn cứ vào giá trị tài sản ròng (NAV), trong đó:

Như vậy, có thể thấy, về tính thanh khoản hay tính linh hoạt, chứng chỉ quỹ mở đều chiếm ưu thế hơn so với quỹ đóng.

Hiện nay trên thị trường gồm có 3 loại chứng chỉ quỹ mở:

  • Chứng chỉ quỹ mở cổ phiếu: chỉ đầu tư vào cổ phiếu
  • Chứng chỉ quỹ mở cân bằng: đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu
  • Chứng chỉ quỹ mở trái phiếu: chỉ đầu tư vào các trái phiếu.

So sánh chứng chỉ quỹ với cổ phiếu và trái phiếu

Về bản chất, chứng chỉ quỹ cũng giống như cổ phiếu được phát hành của một công ty, bởi nó là bằng chứng giúp xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp. Tuy nhiên, khác với cổ phiếu và trái phiếu, chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên TTCK để mua bán giữa các NĐT.

Không chỉ vậy, trong khi các cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty thì những nhà đầu tư chứng chỉ quỹ không có quyền tương tự, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định.

So sánh chứng chỉ quỹ với cổ phiếu và trái phiếu

Thứ ba, khi đầu tư riêng lẻ vào các loại như cổ phiếu hay trái phiếu, các nhà đầu tư phải dựa vào sự đánh giá khách quan của mình để ra quyết định đầu tư và theo dõi khoản đầu tư, trong khi nếu mua chứng chỉ quỹ, việc lựa chọn danh mục sẽ do các chuyên gia của quỹ thực hiện. Như vậy, có thể thấy chứng chỉ quỹ mở là một cách đa dạng danh mục an toàn, nhất là đối với các nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán.

Kỳ hạn của chứng chỉ quỹ là bao lâu? 

Chứng chỉ quỹ là loại đầu tư không có kỳ hạn, khách hàng có thể bán ra bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, chứng chỉ quỹ thường được xem là loại hình đầu tư lâu dài (trên 12 tháng). Vì cần có thời gian để các quỹ nghiên cứu danh mục đầu tư và để các tài sản có thể tăng trưởng bền vững.

Lợi ích của việc mua chứng chỉ quỹ là gì?

  • Bạn không nhất thiết phải là chuyên gia tài chính. Đồng thời cũng không cần phải trở thành người chuyên đầu tư chứng khoán. Nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể tự tin tham gia thị trường chứng khoán.
  • Tiết kiệm được thời gian trong khi số tiền nhàn rỗi của bạn được sinh lời hiệu quả.
  • CCQ có khả năng sinh lời cao khi thị trường chứng khoán phát triển. Từ đó quỹ đầu tư sẽ hoạt động hiệu quả.

Rủi ro của bạn khi đầu tư chứng chỉ quỹ là gì?

Không được tham gia quyết định đầu tư cụ thể, chỉ quyết định được nhóm sản phẩm đầu tư.

Đầu tư chứng chỉ quỹ tại đâu?

Hiện nay, thị trường có nhiều công ty quản lý quỹ uy tín, được nhà đầu tư đánh giá cao như:

  • Các công ty chứng khoán thuộc top đầu như: SSI, HSC, VNDirect, BSC…
  • Quỹ thuộc quản lý của các ngân hàng như: TPS, VBCS, Techcom surculities…

Đầu tư chứng chỉ quỹ tại đâu?

Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không?

Ưu điểm vượt trội của chứng chỉ quỹ mở so với các loại hình đầu tư khác, trước tiên phải kể đến tính thanh khoản của nó. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn rút tiền khẩn cấp, họ có thể chuyển đổi chứng chỉ quỹ thành tiền mặt ngay lập tức thông qua việc bán lại cho công ty phát hành.

Không những thế, chứng chỉ quỹ mở còn có tính linh hoạt cao. Quỹ mở được điều hành bởi 1 đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Vì vậy, họ luôn linh hoạt điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường. Yếu tố này rất phù hợp với những nhà đầu tư không có nhiều thời gian theo dõi và ứng biến với những thay đổi của thị trường hoặc những nhà đầu tư mới chưa thật sự am hiểu về thị trường Việt Nam.

Cuối cùng, quỹ mở còn chiếm ưu thế bởi tính minh bạch. Một quỹ mở sẽ có một hình quản lý tương đối chặt chẽ. Cơ quan nhà nước, cụ thể là Ủy ban Chứng khoán sẽ cấp phép hoạt động và quản lý và giám sát các công ty quản lý quỹ. Trong thời gian hoạt động, để đảm bảo tính minh bạch của quỹ, ngân hàng giám sát sẽ thực hiện việc giám sát, lưu ký, bảo quản tài sản của quỹ và công ty quản lý quỹ nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, còn công ty kiểm toán sẽ kiểm tra, đánh giá hoạt động của quỹ định kỳ hàng năm.

Đầu tư chứng chỉ quỹ như thế nào?

Khi đã chắc chắn về việc đầu tư chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư cần chuẩn bị giấy tờ và tiền bạc, đồng thời liên hệ công ty quản lý quỹ để tiến hành mở tài khoản. Các bước đầu tư chứng chỉ quỹ cơ bản gồm các bước:

  • Nghiên cứu, lựa chọn công ty quản lý quỹ uy tín trên thị trường.
  • Liên hệ công ty quản lý quỹ để đầu tư.
  • Chuẩn bị hồ sơ (đơn đăng ký + cmnd photo) theo yêu cầu để hoàn tất ký hợp đồng mở tài khoản.
  • Đăng ký mua chứng chỉ quỹ bằng phiếu đăng ký mua hoặc mua Online.
  • Chuyển tiền vào tài khoản được yêu cầu từ quỹ đầu tư.
  • Nhận xác nhận giao dịch thành công từ quỹ.
  • Theo dõi, đọc các báo cáo định kỳ được gửi từ công ty.
  • Bán chứng chỉ quỹ khi đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Cách mua chứng chỉ quỹ tại Việt Nam

Hiện tại có 2 cách mua chứng chỉ quỹ mở tại Việt Nam, một là mua qua đại lý phân phối hoặc mua bán trực tiếp thông qua công ty quản lý quỹ.

Cách mua chứng chỉ quỹ tại Việt Nam

Tổng kết

Mỗi nhà đầu tư với một điều kiện tài chính, một hồ sơ rủi ro khác nhau sẽ có những lựa chọn khác nhau khi đầu tư chứng chỉ quỹ. Một chứng chỉ quỹ phù hợp danh mục với nhà đầu tư này rất khó để đảm bảo nó cũng phù hợp với nhà đầu tư khác. Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn chứng chỉ quỹ, bạn có thể ủy thác đầu tư cho các chuyên gia trong ngành. Điều quan trọng nhất vẫn là hiểu được nhu cầu cũng như mong muốn của bản thân thì bạn mới có thể lựa chọn được quỹ đầu tư phù hợp.

>> Xem thêm: 9 kinh nghiệm đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Unilaunch (UNL) là gì? Giải pháp và các tính năng chính của Unilaunch
Unilaunch (UNL) là gì?

Osimisoft tổng hợp thông tin như "Unilaunch (UNL) là gì? Hệ sinh thái của nó gồm những gì? Giải pháp Read more

Fan token là gì? Có nên đầu tư vào Fan token không?
Fan token là gì? Có nên đầu tư vào Fan token không?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về Token Fan là gì? Ưu - nhược điểm, lợi ích, các fan token Read more

Dapp là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của DApp
Dapp là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của DApp

Osimisoft mời bạn cùng tìm hiểu về Ứng dụng phi tập trung - Decentralized Application- Dapp là gì? Đặc điểm, Read more