Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Altcoin là gì? Phân loại Altcoin. Có nên đầu tư Altcoin không? Top 6 đồng Altcoin lớn nhất hiện nay. Cùng theo dõi bài viết nhé.
Tính đến tháng 6 năm 2022, trên thị trường crypto có hơn 17.000 loại tiền điện tử. Trong đó, Bitcoin chiếm gần 1 nửa tổng vốn hóa thị trường, Ethereum chiếm ¼, còn lại là các Altcoin khác. Nếu muốn bước chân vào thế giới tiền điện tử, ngoài Bitcoin thì Altcoin chính là thuật ngữ mà bạn cần quan tâm. Vậy cụ thể, Altcoin là gì, có nên đầu tư vào Altcoin không? Mời các bạn cùng theo dõi!
Altcoin là tổ hợp của hai từ Alt và Coin. Trong trường hợp này, Alt được hiểu là hình thức hình thức thay thế, Coin nghĩa là tiền. Khi kết hợp lại, Altcoin có nghĩa là hình thức thay thế cho đồng tiền. Đồng tiền được dùng thay thế chính là tiền kỹ thuật số Bitcoin.
Hiểu đơn giản, Altcoin là những đồng tiền kỹ thuật số ra đời sau Bitcoin. Hầu hết các Altcoin đều được mã hóa từ Bitcoin. Mỗi loại Altcoin sẽ được xử lý và sử dụng với những mục đích khác nhau
Lý do thứ nhất, nhược điểm lớn nhất của Bitcoin là phí giao dịch cao. Vì vậy, nhiều nhà sáng lập muốn tạo ra các Altcoin để thay đổi điều này.
Tiềm năng phát triển mạnh mẽ của tiền kỹ thuật số cũng là lý do mà Altcoin xuất hiện. Altcoin được tạo ra nhằm khai thác lợi nhuận từ thị trường đầy tiềm năng này, nhiều dự án Altcoin được ra đời.
Namecoin (NMC) chính là đồng Altcoin ra đời đầu tiên, sau Bitcoin. Ngày 18/4/2011, NMC đã được tạo ra bởi Vinced.
Về cơ bản, các Altcoin thường được ghép nối với Bitcoin thành các cặp giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Chúng ta có thể trao đổi Bitcoin cho hầu hết Altcoin. Đó là lý do tại sao giá cả giữa Bitcoin và Altcoin có mối quan hệ khá đặc biệt. Khi Bitcoin giảm, nhiều Altcoin cũng giảm theo.
Nhưng khi Bitcoin tăng giá, có khả năng một số loại tiền điện tử khác cũng tăng, nhưng cũng có thể đa số các Altcoin khác giảm do Bitcoin hút vốn của toàn bộ thị trường.
Tuy nhiên hiện nay Bitcoin không còn đóng vai trò độc quyền trong việc trao đổi với các Altcoin nữa, mà xuất hiện nhiều loại coin khác như ETH, BNB, EOS… Và các Stablecoin như USDT, USDC…
Số lượng lớn Altcoin tồn tại trên thị trường nên trên thực tế điều này rất khó kiểm soát, liên quan đến nhiều rủi ro cho các cuộc giao dịch.
Các đồng Altcoin thường có độ bảo mật kém hơn, nhất là những đồng chưa được dùng phổ biến, có thể gặp phải các mối đe dọa từ bọn tội phạm. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện các cuộc giao dịch.
Tính thanh khoản của các Altcoin, việc thiếu liên kết tỷ giá hối đoái thực tế với hàng hóa hoặc tiền tệ fiat khiến giá Altcoin rất dễ biến động.
Dựa vào tính chất, Altcoin được chia thành 4 nhóm chính là Coin nền tảng, Stablecoin, Token chứng khoán và Token tiện ích, trong đó:
1. Coin nền tảng
Coin nền tảng được hiểu là các đồng coin được phát hành trên blockchain riêng biệt chính. Hầu hết các altcoin được hard fork từ Bitcoin và có quy trình khai thác tương tự Bitcoin là dựa trên cơ chế đồng thuận Proof of Work. Tuy có chung một vài điểm tương đồng, nhưng mỗi coin nền tảng đều có mục đích và chức năng riêng.
Đồng coin được tạo ra bằng cách các miner sử dụng máy đào coin cạnh tranh nhau cùng giải một bài toán khó do hệ thống đưa ra, cụ thể tìm ra giá trị hash cho khối (block) thỏa mãn điều kiện nhất định. Người nào cho ra kết quả đầu tiên sẽ được nhận một số lượng coin được sản sinh ra. Một số Altcoin nổi tiếng có thể đào được phải kể đến như: Dash, Monero (XMR), Litecoin (LTC), Zcash….
Hiện nay, một số đồng coin khác đang sử dụng các phương pháp thay thế Proof of Work nhằm khắc phục các nhược điểm của của Blockchain 1.0, trong đó phổ biến nhất là Proof of Stake, Delegated Proof of Stake, Proof of Authority…
2. Stablecoin
Nhiều người vẫn nghĩ thị trường tiền điện tử lúc nào cũng có sự biến động mạnh về giá cả. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn đúng. Bên cạnh những đồng tiền có mức độ biến động mạnh thì vẫn có các loại tiền điện tử được thiết kế đặc biệt để duy trì mức giá ổn định, đó chính là Stablecoin.
Mặc dù Ether (ETH), Bitcoin (BTC), Dogecoin (DOGE)… luôn tạo nhiều cơ hội mới để đầu cơ bởi chúng luôn biến động mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này cũng là nhược điểm lớn bởi sự biến động mạnh về giá cả sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán hàng ngày.
Giá của Stablecoin thường theo sát giá của tiền pháp định (Fiat Money – tiền do chính phủ của quốc gia quy định, phát hành và quản lý) hoặc một loại hình tài sản.Chúng có tính toàn cầu và không bị phụ thuộc vào bất cứ ngân hàng trung ương nào. Stablecoin cho phép bạn nhanh chóng chuyển đối giá trị với chi phí thấp trong khi vẫn duy trì giá bình ổn. Bằng cách sử dụng các Stablecoin như USDT, USDC hoặc BUSD, bạn có thể dễ dàng tham gia hoặc thoát khỏi sự biến độ của tiền điện tử.
>> Tìm hiểu chi tiết về Stablecoin tại: Stablecoin là gì?
3. Token chứng khoán
Token chứng khoán (Security Token) là tài sản kỹ thuật số, được phát hành trên một blockchain, đại diện cho cổ phiếu ở thị trường chứng khoán cơ sở. Nói một cách đơn giản thì đây là các cổ phiếu được token hóa trên mạng lưới blockchain, cung cấp tài sản dưới hình thức trả cổ phiếu cho người nắm giữ, trái phiếu hoặc quyền sở hữu.
Giá trị của Token chứng khoán neo theo giá trị của chứng khoán cơ sở tương ứng. Điều này có nghĩa là nếu giá trị chứng khoán cơ sở tăng, giá của token chứng khoán cũng tăng theo và ngược lại.
Token chứng khoán thường được phát hành thông qua Phát hành tiền mã hóa lần đầu tiên sàn – Initial Exchange Offerings (IEO) hoặc Phát hành Token chứng khoán lần đầu trên sàn – Security Token Offerings (STO).
4. Utility token
Utility token (Token tiện ích), nó cung cấp cho người sở hữu các tiện ích liên quan đến dự án ở hiện tại hoặc trong tương lai. Các Utility token thường được phát hành đến người dùng thông qua các đợt ICO (Initial Coin Offering).
Các công ty, chủ dự án thường dùng Utility token như một phương pháp nhằm thu hút sự chú ý, quan tâm của mọi người đến các dịch vụ và sản phẩm của công ty cũng như để áp dụng và tạo ra nhiều giá trị trong các dịch vụ trong hệ sinh thái blockchain.
Không giống như Token chứng khoán, Token tiện ích không cung cấp cho quyền sở hữu đối với các cổ phần của công ty. Do không chịu sử quản lý của pháp luật nên một số dự án phát hành Token tiện ích có thể là dự án lừa đảo, dự án ma. Khi đó token này không có giá trị và mang đến những thiệt hại cho nhà đầu tư.
“Có nên đầu tư vào Altcoin không?” chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn đang thắc mắc trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền điện tử hiện nay. Các chuyên gia đã nhận định rằng, Bitcoin có tính đầu cơ cao và Altcoin thậm chí còn hơn thế nữa. Đặc biệt, sự phổ biến của NFT đang mở ra những cơ hội mới cho Altcoin. Bitcoin là tiền điện tử có vốn hóa lớn nên không dễ để x5, x10 trong khoảng thời gian ngắn nhưng Altcoin có thể làm được.
Tuy nhiên, bạn không nên để sự phổ biến của các Altcoin dẫn đến hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO). Trước khi đưa ra các quyết định đầu tư, bạn cần nắm được các ưu và nhược điểm của Altcoin.
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
Nhìn chung, đa số các Altcoin ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm của Bitcoin, tuy nhiên chúng cũng không phải là hoàn toàn hoàn hảo. Hiện tại, Bitcoin có rất nhiều phiên bản mô phỏng, nhưng vẫn chưa có một phiên bản nào tốt hơn nó. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, bạn hãy đảm bảo bạn có kiến thức và khả năng phân tích Altcoin đó. Và đặc biệt, hãy đầu tư với số vốn mà bạn có thể chấp nhận thua lỗ.
1. Ethereum (ETH)
ETH là đồng coin của blockchain Ethereum. Khi DeFi bùng nổ, hàng ngàn các ứng dụng phi tập trung (Dapp) được xây dựng trên Ethereum, kéo theo đó là giá trị đồng ETH tăng cao. Bởi bất cứ giao dịch nào cũng cần ETH làm phí gas.
Ethereum được ưa chuộng bởi tính bảo mật cao. ETH chỉ đứng sau Bitcoin về vốn hóa thị trường, nó sử dụng các thành phần như DAO, DApps và các Smart Contract trên Blockchain, biến nó trở thành Blockchain hữu ích và linh động.
Ưu điểm
Nhược điểm
2. Tether (USDT)
Tether được đánh giá là một trong những đồng tiền ổn định nhất, mỗi mã thông báo được cho là gắn liền với 1 đô la do cung cấp vị trí ổn định cho các nhà giao dịch gửi tiền.
Ưu điểm
Nhược điểm
3. USD coin (USDC)
USD Coin được phát hành bởi Circle, đây là một công ty công nghệ rất nổi tiếng trên thế giới với hình thức thanh toán peer-to-peer. Được thành lập vào năm 2013 tuy nhiên Circle đã dần chứng tỏ vị thế của mình trên khắp thế giới và được hầu hết người sử dụng đánh giá rất hài lòng.
Ưu điểm
Một khi nhắc đến ưu điểm khi sử dụng USD Coin chúng ta sẽ có những ưu điểm ưu việt như sau:
Nhược điểm
4. Binance Coin (BNB)
Có lẽ Binance Coin (BNB) đã quá quen thuộc đúng không nào? Đây vừa là đồng coin sàn vừa là đồng coin của hệ sinh thái Binance Chain và Binance Smart Chain. Người sáng lập là Changpeng Zhao (CZ) là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường tiền điện tử đã đưa ra nhiều định hướng phát triển đúng đắn cho Binance Coin (BNB).
Ưu điểm
Nhược điểm
5. Cardano (ADA)
Cardano (ADA) là nền tảng blockchain mã nguồn mở và phi tập trung, sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-stake. Đội ngũ phát triển hướng tới xây dựng mạng Cardano là blockchain 3.0 khắc phục được nhiều nhược điểm của Blockchain 2.0 như: tốc độ giao dịch nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn và là giải pháp giúp các blockchain có thể tương tác với nhau.
Đặc biệt, Cardano là dự án đầu tiên được chứng nhận và kiểm chứng theo khoa học. Nó cũng được đánh giá cao về độ bảo mật khi mạng lưới Cardano được xây dựng trên 2 lớp. Dự án này cũng được viết trên ngôn ngữ lập trình Haskell, một trong những ngôn ngữ lập trình an toàn nhất hiện nay.
6. Ripple (XRP)
Ripple vừa là tiền kỹ thuật số vừa là nền tảng hợp lý hóa các khoản thanh toán quốc tế. Về vốn hóa thị trường, Ripple ở vị trí thứ 3 sau Bitcoin và Ethereum với vốn hóa thị trường đạt tổng cộng 18 tỷ đô la.
Ưu điểm
Nhược điểm
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Altcoin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy Altcoin là thị trường đầu tư tiềm năng, nếu bạn có kiến thức, chiến lược cụ thể và khả năng quản lý vốn tốt thì sẽ có cơ hội kiếm được lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, Altcoin cũng ẩn chứa những rủi ro mà bạn không nên chủ quan. Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn nắm vững khái niệm altcoin là gì và nhanh chóng tìm được đồng coin đầu tư có cơ hội sinh lời cao!
>> Xem thêm: Testnet là gì? 03 bước cơ bản khi làm Testnet